Lò xo nén - Compression Spring, thông số kỹ thuật và ứng dụng

Trước khi tìm hiểu, mua, muốn biết lò xo nén - Compression Spring hoạt động thế nào? Các thông số, tham số cần lưu ý, khi mua hoặc sản xuất lò xo nén? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này, quý khách hàng sẽ hiểu tường minh các tham số, thông số cơ bản cấu thành 1 sản phẩm lò xo:

Hình ảnh tham khảo thông số kỹ thuật lò xo nén

Các tham số vật lý, thông số kỹ thuật của lò xo nén Compression Spring:

+ Diameter material  (đường kính dây) - d : tham số này cho biết đường kính của dây kim loại được dùng để sản xuất lò xo. Nói gắn gọn d: đường kính vật liệu.


+ S(trục) tham số này tương ứng với đường kính tối đa của trục có thể được đưa vào trong lò xo. Dung sai của tham số này là +/- 2% (chỉ định)

+ Di (Đường kính trong) hoặc ID Inside Diameter : đường kính trong của một lò xo được tính bằng cách lấy đường kính ngoài của nó trừ đi hai lần đường kính dây. Dung sai khoảng +/-2% (chỉ định)

+ De (Đường kính ngoài) hoặc OD Outsite Diameter : đường kính ngoài của một lò xo bằng đường kính trong cộng với hai lần đường kính dây. Dung sai khoảng +/- 2%

+ H (khoảng không) hoặc H là đơn vị đại diện cho độ nghiên của sản phẩm khi hoạt động: đây là đường kính tối thiểu của khoảng không gian trong đó lò xo có thể hoạt động được. Dung sai đối với tham số này là +/- 2 % (chỉ định).

+ Pitch (bước) : khoảng cách trung bình giữa hai vòng xoắn hoạt động liên tiếp của một lò xo. Dung sai đối với tham số này là +/- 2 % (chỉ định).

+ Lc (chiều dài khi bị nén tối đa) hoặc LS Length Solid: chiều dài tối đa của lò xo sau khi bị nén hoàn toàn. Tham số này nằm ở bên phải trên hiình vẽ. Dung sai của tham số này là +/- 15 % (chỉ định).

+ Ln (chiều dài cho phép) : chiều dài tối đa cho phép sau khi xoắn ở mức tối đa. Nếu độ xoắn quá lớn, lò xo có nguy cơ bị biến dạng (biến dạng không thể phục hồi do lực tác động). Trong đa số các trường hợp, lò xo không có nguy cơ bị biến dạng. Ln = Lc + Sa với Sa là tổng khoảng cách nhỏ nhất trong giới hạn đàn hồi giữa cách vòng xoắn tích cực.

+ L0 (Chiều dài tự nhiên) - HF height free: chiều dài tự nhiên của lò xo là chiều dài khi lò xo ở trạng thái không bị nén, sau lần nén đầu tiên (nếu cần thiết). Dung sai khoảng +/- 2% (chỉ định)

Số vòng xoắn Nt - Turns Total : tổng số vòng xoắn của lò xo (lò xo trong hình trên có 6 vòng xoắn). Để tính số vòng xoắn hoạt động, ta lấy tổng số vòng xoắn trừ đi hai vòng xoắn ở hai đầu mút của lò xo,

+ Số vòng hoạt động Na - Turns Activity: tổng số vòng hoạt động của lò xo (Không bao gồm vòng đóng ở phía đầu và cuối sản phẩm)

+ R (Độ cứng) hay Hardness: thông số này quyết định khả năng chịu nén của lò xo. Đơn vị tính : 1 DaN/mm = 10 N/mm. Dung sai khoảng +/- 15% (chỉ định)

+ L1 & F1 (chiều dài ứng với lực F) : lực F1 ứng với chiều dài L1 có thể tính từ công thức sau : F1 = (L0-L1) * R, từ đó suy ra chiều dài L1 : L1 = L0 - F1/R.

+ Mài - Grinding : để chỉ đầu lò xo có được mài hay không.

+ Quy định của 1 sản phẩm lò xo nén: ID/CD/OD x HF/L0 x d _ Nt 

+ Ý nghĩa của quy cách sản phẩm này là sản phẩm bắt buộc phải có thông số đường kính lò xo, đường kính trong, đường kính trung bình hoặc đường kính ngoài là phụ thuộc vào khách hàng quyết định, tham số thứ là HF hoặc L0 là chiều dài tự nhiên của lò xo khi không bị lực tác dụng, tiếp theo đến d, đường kính nguyên vật liệu, và sau cùng.
Ví dụ: Lò xo OD3.0x10x0.4x8turns - có ý nghĩa lò xo có đường kính ngoài 3.0mm, chiều dài lò xo 10mm và có 8 vòng, đường kính vật liệu 0.4mm.

Các loại vật liệu sản xuất ra lò xo nén 

+ Nt Turn total - Tổng số vòng hoạt động của lò xo Nguyên liệu, SWB, SWC, SWP-A, SWP-B..... Loại vật liệu thép thông thường sẽ được gia công thành lò xo và thêm công đoạn mạ ( Kẽm Zn, Nickel Ni, Nhuộm đen, Black Oxide....)

+ I (Inox) - SUS304-WPB: là vật liệu thép không gỉ, có thể chống chịu tốt với thời gian, với vật liệu này, đơn vị gia công chỉ cần xử lý nhiệt để ổn định cơ tính của lò xo là có thể sử dụng.

+ N (dây mạ kẽm) SWG - Steel Wire Galvaniz: dây thép mạ trước cho lò xo. Ưu điểm, là được mã sẵn, nhưng sản phẩm không thông dụng vì lí do bảo quản vật liệu dễ bị chầy xước, và bị han theo thời gian.

+ S (Thép Cr-Si) SWOC-V/B : thép có Crôme-Silicium. Lò xo làm bằng nguyên liệu này sẽ có độ bền và độ cứng tốt hơn. Loại lò xo này sử dụng tốt với giá thành ở phân khúc cao.

Ứng dụng lò xo trong đời sống


+ Lực kế, cân trọng lượng... trong khoa đo lường.
+ Giảm xóc xe cộ
+ Phát âm (chuông, loa phóng thanh...)
+ Lưu trữ năng lượng (dây cót đồng hồ)
+ Công tắc điện.
+ Bám giữ vật (kẹp quần áo)
+ Bút bi.
Và muôn vàn ứng dụng của lò xo trong sản xuất công nghiệp, từ máy móc, trang thiết bị, lò xo nén là sản phẩm không thể thiếu trong các loại thiết bị công nghiệp.

Đăng nhận xét